Xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp - Công nghệ, nguyên lý, ưu nhược điểm

        Công ty Cổ phần composite và Công nghệ Ánh Dương xin giới thiệu 5 công nghệ thông dụng hiện nay trong xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải công nghiệp từ công nghệ truyền thống đến công nghệ tiên tiến.
1. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp Aerotank truyền thống
       a. Nguyên tắc hoạt động
Công nghệ aerotank truyền thống là công nghệ được sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất bởi tính hiệu quả của nó. 
Aerotank truyền thống là qui trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo, các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học được vi sinh vật hiếu khí sử dụng như một chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Qua đó thì sinh khối vi sinh ngày càng gia tăng và nồng độ ô nhiễm của nước thải giảm xuống. Không khí trong bể Aerotank được tăng cường bằng các thiết bị cấp khí: máy sục khí bề mặt, máy thổi khí…
Qui trình phân hủy được mô tả như sau:
Vi sinh vật + chất hữu cơ + O2  ->  CO2 + H2O +Vi sinh vật mới
Trong qui trình này, bể thiếu khí (Anoxic) được bổ sung nhằm xử lý triệt để hàm lượng nitơ trong nước thải, đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải.
   b. Ưu điểm nổi bật


Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%  Loại bỏ được Nito trong nước thải        • Vận hành đơn giản, an toàn Thích hợp với nhiều loại nước thải Thuận lợi khi nâng cấp công suất đến 20% mà không phải gia tăng thể tích bể.


   c. Phạm vi áp dụng        • Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản…

2. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp UASB

a. Nguyên tắc hoạt động      • UASB là viết tắc của cụm từ Upflow anearobic sludge blanket, tạm dịch là bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí. UASB được thiết kế cho nước thải có nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao và thành phần chất rắn thấp. Nồng độ COD đầu vào được giới hạn ở mức min là 100mg/l, nếu SS>3000mg/l không thích hợp để xử lý bằng UASB.
 UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp (v<1m/h). Cấu tạo của bể UASB thông thường bao gồm: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha.
 Nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kỵ khí , tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này. Hệ thống tách pha phía trên bê làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí, qua đó thì các chất khí sẽ bay lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua công trình xử lý tiếp theo.
 Hiệu suất của bể UASB bị phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ, pH, các chất độc hại trong nước thải…,    b. Ưu điểm nổi bật
 Xử lý các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ rất cao, COD= 15000mg/l. 
 Hiệu suất xử lý COD có thể đến 80%.
 Có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống.

    c. Phạm vi áp dụng
 Ứng dụng cho hầu hết tất cả các loại nước thải có nồng độ COD từ mức trung bình đến cao: thủy sản fillet, chả cá Surimi, thực phẩm đóng hộp, dệt nhuộm, sản xuất bánh tráng, sản xuất tinh bột…

 3. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp  UNITANK

a. Nguyên tắc hoạt động
Unitank là một qui trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí nhân tạo gồm 3 bể hoạt động với 2 chu kỳ chính và 2 chu kỳ trung gian. Về cơ chế phân hủy chất hữu cơ thì hoàn toàn như công nghệ Aerotank truyền thống.
Ở các giai đoạn chính, nước thải sẽ được phân phối lần lượt vào bể 1 hoặc bể 3, bể 2 sẽ luôn luôn sục khí. Trong khi bể 1 và 2 sục khí thì bể 3 đóng vai trò là bể lắng và ngược lại khi bể 2 và 3 sục khí thì bể 1 đóng vai trò bể lắng. Nhiệm vụ chính của các giai đoạn trung gian chuyển hướng dòng chảy.

   b. Ưu điểm nổi bật
 Công nghệ này tích hợp được các công đoạn Anoxic,hiếu khí và lắng vào trong 1 công trình xử lý-> tiết kiệm diện tích xây dựng và khối lượng betong.
 Không cần hệ thống bơm bùn hồi lưu -> tiết kiệm điện năng, giảm chi phí vận hành.
 Có thể sử dụng được hệ thống phân phối khí theo kiểu nổi hoặc chìm.
 Cùng tạo ra các điều kiện hiếu khí/ thiếu khí/ yếm khí trong cùng một chu kỳ cho phép xử lý tốt nhất các hợp chất Nitơ trong nước thải.

   
c. Phạm vi áp dụng Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống đóng hộp, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm…

4. công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp MBR
                  
   a. Nguyên tắc hoạt động

Công nghệ xử lý nước thải sử dụng màng lọc MBR là công nghệ hiện đại và được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì những ưu điểm vượt trội.

Công nghệ MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý .

Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. 


Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.
Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt màng, .
   b. Ưu điểm nổi bật Tăng hiệu qủa xử lý sinh học 10-30% do MLSS tăng 2-3 lần so với Aerotank truyền thống.
 Tiết kiệm diện tích xây dựng vì thay thế cho toàn cụm bể Aerotank -> lắng -> lọc -> khử trùng.
 Hệ thống tinh gọn, dễ quản lý do có ít công trình đơn vị.
   c. Phạm vi áp dụng
 Do hạn chế về chi phí đầu tư nên công nghệ chỉ có thể áp dụng cho các công suất nhỏ hơn 50m3/ngày.đêm.
 Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn…


5. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp MBBR
               
   a. Nguyên tắc hoạt động

MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, được mô tả một cách dễ hiểu là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aeroatnk truyền thống và lọc sinh học hiếu khí. 
Công nghệ MBBR là công nghệ mới nhất hiện nay trong lĩnh vực xử lý nước thải vì tiết kiệm được diện tích và hiệu quả xử lý cao. Vật liệu làm giá thể phải có tỷ trọng nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng được. Các giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy. Qua đó thì mật độ vi sinh ngày càng gia tăng, hiệu quả xử lý ngày càng cao.
Tương tự Aerotank truyền thống, bể MBBR hiếu khí cũng cần một MBBR thiếu khí (Anoxic) để đảm bảo khả năng xử lý nitơ trong nước thải. Thể tích của màng MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích bể.
   b. Ưu điểm nổi bật
 Chịu được tải trọng hữu cơ cao, 2000-10000gBOD/m³ngày, 2000-15000gCOD/m³ngày.
 Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
 Loại bỏ được Nito trong nước thải.
 Tiết kiệm được diện tích.
   c. Phạm vi áp dụng
 Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống đóng hộp, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm …


                                                                                                                       Môi Trường Xanh
  
ĐỂ XEM TOÀN BỘ BLOG MỜI BẠN CLICK VÀO ĐÂY:  
http://xulynuocthaisinhhoat.blogspot.com/

MỜI BẠN XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY ÁNH DƯƠNG TẠI WEBSITE: http://boncomposite.com/