Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt - AD


       Chúng tôi xin gửi tới các bạn một số bài viết về sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt để các bạn tham khảo:

I. Giới thiệu chung về công nghệ 
       1.      Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học và cơ học
Các yếu tố cân nhắc khi công ty chúng tôi chọn phương pháp xử lý này là hiệu quả xử lý cao và triệt để, chế độ tự động hóa cao, ít sử dụng hóa chất, dễ vận hành. Từ những ưu điễm trên chứng tỏ được một vấn đề mà các công ty quan tâm hiệu quả kinh tế cao.



Bồn composite xử lý nước thải sinh hoạt do công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương sản xuất đang đươc lắp đặt

2.      Công nghệ xử lý
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
3.Các phương pháp xử lý:
a. Phương pháp sinh học hiếu khí.
 Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như: H2S, Sunfit, Ammonia, Nito…Dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.
Xưởng sản xuất bồn composite xử lý nước thải sinh hoạt do công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương  

Phân loại: Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí hoạt động trong điều kiện không có oxy. Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp khí oxy liên tục.
      b. Phương pháp cơ học
Đây là một trong những phương pháp rẻ tiền mà hiệu quả chấp nhận được. Các công trình tiêu biểu trong phương pháp cơ học chủ yếu như: Song chắn rác, máy nghiền rác, lưới lọc rác, bể điều hòa, bể lắng cát, bể lọc nhanh, bể tuyển nổi…
      c. Phương pháp hóa học
Khử trùng (disinfection) khác với tiệt trùng (sterilization), quá trình tiệt trùng sẽ tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật còn quá trình khử trùng thì không tiêu diệt hết các vi sinh vật.
Quá trình khử trùng dùng để tiêu diệt các vi khuẩn, virus, amoeb gây ra các bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, dịch tả, sởi, viêm gan...
Các biện pháp khử trùng bao gồm sử dụng hóa chất, sử dụng các quá trình cơ lý, sử dụng các bức xạ. Trong phần này chúng ta chỉ bàn đến việc khử trùng bằng các hóa chất. Các hóa chất thường sử dụng cho quá trình khử trùng là chlorine và các hợp chất của nó, bromine, ozone, phenol và các phenolic, cồn, kim loại nặng và các hợp chất của nó, xà bông và bột giặt, oxy già, các loại kiềm và axít.


II. Công trình : Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 80m3/ngày, Công ty Giầy Ngọc Hà – Gia Lâm, Hà Nội 

 Đặc trưng nước thải cần xử lý

Stt
Thông số đặc trưng
Giá trị
Đơn vị
Ghi chú
1
Công suất thiết kế
300
m3/ ngày.đêm

2
Cặn không tan
200 – 250
mg/l

3
BOD
120 – 170
mg/l

4
COD
200 – 250
mg/l

5
TN
25 – 40
mg/l

6
TP
6 – 10
mg/l


-Loại nước thải: Nước thải sinh hoạt công nhân và cán bộ nhà máy giầy Ngọc Hà. Yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý: Đạt giá trị quy định theo QCVN14 - 2008 loại A2
-Thông số đặc trưng nước thải ban đầu (theo các số liệu thống kê) :

 Công nghệ xử lý lựa chọn

                                  Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt sử dụng công nghệ MBBR

Y3MMEV4RVC_nuoc_thai 

Hình ảnh công trình
Thuyết minh công nghệ

Quá trình điều hòa nước thải:
         Bể điều hòa nhằm điều hòa hệ thống và cân bằng nồng độ các cấu tử trong nước thải. Hệ thống sục khí được bố trí tại đây nhằm khử mùi hôi (nhu cầu cần thiết cho1m3  nước thải cần tối thiểu 1m3 không khí).
 Quá trình xử lý hiếu khí:
        Nước thải từ bể điều hòa được bơm cấp với lưu lượng ổn định (4 m3/h) được bơm B1 bơm đến hệ thiết bị MBBR (hệ xử lý hiếu khí , thiếu khí – Sử dụng kỹ thuật màng vi sinh chuyển động theo kiểu tầng đối lưu). Kỹ thuật MBBR cho phép tăng hiệu xuất xử lý cao gấp 200 – 300 % so với phương pháp bùn hoạt tính thông thường nhờ sự chuyển động tuần hoàn của vi sinh cố định trên vật liệu mang. Chất mang có khả năng cố định vi sinh với mật độ cao được tuần hoàn trong khối chất lỏng. Vật liệu mang vi sinh  theo các nghiên cứu và thực tế sử dụng trong các công trình của chúng tôi thường chiếm khoảng 15 % tổng thể tích khối chuyển động đối với bể số 1 và 20% đối với bể số 2. Kỹ thuật trên cho phép giảm thể tích  bể hiếu khí  so với các kỹ thuật thông thường đến 50 – 60 %. Sử dụng công nghệ MBBR cho phép oxy hóa amoni triệt để, đồng thời khử một phần nitrat ngay trong điều kiện hiếu khí. Tổng thể tích bể hiếu khí hiệu dụng theo tính toán là 16 m3 ứng với thời gian lưu thủy lực là 4 giờ. Nước thải sau khi ra khỏi bể hiếu khí số 2 đã đạt các tiêu chuẩn thải cơ bản chỉ cần tiến hành lọc cặn rắn và tiến hành khử trùng.
Bồn composite xử lý nước thải sinh hoạt do công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương chuẩn bị giao hàng

Hệ lọc nổi:
         Nước thải sau khi qua hệxử lý hiếu khí đã đạt chất lượng như đã nêu trên được xử lý tiếp bằng quá trình lọc. Trong công trình này chúng tôi sử dụng hệ thống lọc nổi. Nước trong từ bể lọc chảy sang bể khử trùng, bùn cặn được xả định kỳ về bể ủ bùn yếm khí và tuần hoàn về bể hiếu khí nhờ hệ thống đường ống điều chỉnh bằng van.
Hệ khử trùng:
       Khử trùng là giai đoạn cuối cùng và rất quan trọng nhằm đảm bảo các chỉ tiêu về vi sinh. Nước thải từ bể lọc nổi tự chảy vào bể khử trùng. Tại đây nước thải được khử trùng bằng các hoá chất thông dụng. Nước sau khi được khử trùng đã đạt các chỉ tiêu nước thải loại A2 theo QCVN14 - 2008 và được xả thải ra môi trường.
Hệ thống Bể nén bùn:
        Bùn lắng từ bể lọc nổi được xả về bể nén bùn nhờ van xả đáy. Tại đây ngoài việc lắng đọng bùn còn xảy ra quát rình phân huỷ bùn yếm khí. Cặn bùn của bể ủ bùn được hút định kỳ sau khoảng 6t háng - 1 năm bằng xe chuyên dụng của Công ty Môi trường đô thị, chúng được chôn lấp tại các bãi chôn lấp. Nước trong của bể ủ bùn hồi lưu về bể điều hòa và được xử lý theo trình tự đã đưa ra ở trên.



ĐỂ XEM TOÀN BỘ BLOG MỜI BẠN CLICK VÀO ĐÂY:  
http://xulynuocthaisinhhoat.blogspot.com/

MỜI BẠN XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY ÁNH DƯƠNG TẠI WEBSITE: http://boncomposite.com/


XIN CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM CỦA CÁC BẠN.